Đũa Nhật Cao Cấp Bằng Gỗ

  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho: Giảm dần
Bộ lọc
Bộ sưu tập
Phong cách thiết kế
Chất liệu
Loại sản phẩm
Sản phẩm lẻ/bộ
Mục đích sử dụng
Khoảng giá
Sắp xếp:
  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho: Giảm dần
Bộ sưu tập:
Phong cách thiết kế:
Lọc giá:
Chất liệu:
Loại sản phẩm:
Sản phẩm lẻ/bộ:
Mục đích sử dụng:
Xóa hết
-5%
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - 1 đôi/ 1 bộ)
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - 1 đôi/ 1 bộ)
Hyozaemon 1115

Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - 1 đôi/ 1 bộ)

1,017,450₫ 1,071,000₫

-5%
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp giấy - 5 đôi/ 1 bộ)
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp giấy - 5 đôi/ 1 bộ)
Hyozaemon 1115

Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp giấy - 5 đôi/ 1 bộ)

5,222,910₫ 5,497,800₫

-5%
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 1 đôi/ 1 bộ)
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 1 đôi/ 1 bộ)
Hyozaemon 1115

Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 1 đôi/ 1 bộ)

1,356,600₫ 1,428,000₫

-5%
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 2 đôi/ 1 bộ)
 Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 2 đôi/ 1 bộ)
Hyozaemon 1115

Đũa sơn mài đen chỉ vàng ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 2 đôi/ 1 bộ)

2,374,050₫ 2,499,000₫

-5%
 Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - 1 đôi/ 1 bộ)
 Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - 1 đôi/ 1 bộ)
Hyozaemon 1115

Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - 1 đôi/ 1 bộ)

610,470₫ 642,600₫

-5%
 Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - Hộp giấy - 5 đôi/ 1 bộ)
 Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - Hộp giấy - 5 đôi/ 1 bộ)
Hyozaemon 1115

Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - Hộp giấy - 5 đôi/ 1 bộ)

3,188,010₫ 3,355,800₫

-5%
 Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 1 đôi/ 1 bộ)
 Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 1 đôi/ 1 bộ)
Hyozaemon 1115

Đũa sơn mài nâu chỉ vàng Primrose ( Đũa Nhật - Hộp gỗ - 1 đôi/ 1 bộ)

949,620₫ 999,600₫

Xem thêm sản phẩm
  • Sản phẩm nổi bật
  • Giá: Tăng dần
  • Giá: Giảm dần
  • Tên: A-Z
  • Tên: Z-A
  • Cũ nhất
  • Mới nhất
  • Bán chạy nhất
  • Tồn kho: Giảm dần
Bộ sưu tập
Phong cách thiết kế
Khoảng giá
Chất liệu
Loại sản phẩm
Sản phẩm lẻ/bộ
Mục đích sử dụng

Đũa Nhật - Văn hóa ẩm thực đậm chất phương Đông

đũa nhật

Không chỉ đơn thuần là vật dụng ăn uống, đũa còn là một nét văn hóa trong ẩm thực Nhật Bản. Cùng tìm hiểu về đũa Nhật cùng thương hiệu đũa gỗ đáng tin cậy trong bài viết sau.

Lịch sử đôi đũa Nhật Bản

Sau khi trở về từ chuyến “du học” Trung Quốc, các nhà sư Nhật Bản đã du nhập đũa và thói quen dùng đũa cho đất nước của mình thay cho việc ăn bằng tay trước đó. Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình sau đó truyền đến các gia đình quan lại giàu có vào thời kỳ Nara (710 - 794). Đũa Nhật trong cung đình lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua và những người thuộc hoàng tộc thì ngắn. Đũa của các quan lại dài hơn. Đây cũng là lý do hình thành ký tự “đũa” trong tiếng Nhật, 箸 (hashi) được tạo thành từ hai bộ 竹 (take – tre) và 者 (mono – giả) với ý nghĩa “thứ được tạo nên từ tre bởi học giả” để phân biệt đẳng cấp giữa tầng lớp quý tộc và thường dân.

đũa nhậtĐũa Nhật Hyozaemon.

Từ một vật vô cùng linh thiêng, chỉ được giới quý tộc sử dụng trong những dịp nhất định, từ năm 1185 trở đi, đôi đũa trở thành vật dụng phổ biến trong đời sống của người Nhật Bản.

Thương hiệu đũa Nhật từ gỗ tự nhiên - Hyozaemon

Đũa là một vật dụng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực đất nước mặt trời mọc, trong đó đũa gỗ sơn mài là sản phẩm phổ biến. Tuy nhiên một số người e ngại sử dụng bởi chất lượng lớp sơn mài và những phản ứng giữa chúng khi tiếp xúc với thực phẩm. Giữa vô số luồng ý kiến và những lo ngại, đặc biệt là băn khoăn đến từ các bậc phụ huynh khi họ đã cho con cái sử dụng đũa từ nhỏ, thương hiệu đũa gỗ sơn mài Hyozaemon xuất hiện với quan niệm độc đáo “đũa là thức ăn”.

đũa nhậtĐũa Nhật Hyozaemon.

Với quan niệm mới lạ này, Hyozaemon thiết lập quy chuẩn nghiêm ngặt đối với sơn mài dùng cho đũa Nhật, có thể nói những tiêu chuẩn này tương tự với thước đo an toàn thực phẩm. Họ đăng ký bản quyền cho chất liệu sơn mài nguyên chất của mình là “Virgin Urushi”, dùng riêng cho đầu đũa Hyozaemon với cam kết sản xuất dụng cụ ăn uống có tiêu chuẩn an toàn cao.

đũa nhậtĐũa Nhật Hyozaemon.

Nhờ tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt, đũa Nhật Hyozaemon đã giải quyết được nỗi lo về an toàn cho trẻ em dùng đũa của các bậc phụ huynh Nhật Bản. Hầu như mọi trẻ em đều có thói quen nhai đầu đũa, cho nên đũa trẻ em Hyozaemon có lớp sơn tổng hợp nhiều màu sắc ở phần cán nhưng phần đầu đũa được hoàn thiện bằng sơn mài tự nhiên 100% để đảm bảo an toàn cho các bé. Dĩ nhiên, thương hiệu này cũng có những sản phẩm đũa có lớp sơn mài tự nhiên trên toàn bộ bề mặt kể cả phần tay cầm cho những gia đình có nhu cầu. 

đũa nhậtĐũa Nhật Hyozaemon.

Được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên và phần sơn mài nguyên chất, đũa gỗ sơn mài Hyozaemon sở hữu độ an toàn và tin cậy cao nhất, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Sự khác biệt giữa đũa Nhật và đũa của các nước phương Đông khác

Đũa được cho rằng có nguồn gốc từ thời nhà Thương (1776 – 1122 TCN) ở Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học đã tìm được một đôi đũa bằng đồng tại kinh đô nhà Thương, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và xác định đôi đũa này được làm vào năm 1200 TCN. Từ đó, các nước trong vùng văn hoá Á Đông cũng bắt đầu dùng đũa, phổ biến nhất phải kể đến Việt Nam, Hàn Quốc và đương nhiên là Trung Quốc bên cạnh Nhật Bản.

đũa nhậtĐũa Hàn Quốc. Hình ảnh bởi Caramel.

Đũa được người Hàn sử dụng được làm bằng kim loại và có thân dẹt, đây được xem là đôi đũa dùng khó nhất thế giới. Vào thời xưa giới quý tộc người Hàn cho rằng việc sử dụng những đôi đũa bằng bạc sẽ giúp họ phát hiện đồ ăn bị tẩm độc. Những người tầng lớp dưới không có điều kiện cho nên họ sử dụng đũa bằng kim loại như một cách tạo cảm giác an toàn cho bản thân.

đũa nhậtĐũa Việt Nam. Hình ảnh bởi Lightscape.

Những đôi đũa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhất, tuy nhiên cũng có những khác biệt nho nhỏ. Đũa của người Trung Quốc thường vuông ở phía cầm đũa và tròn ở đầu đũa. Những đôi đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ. 

đũa nhậtĐũa Nhật Hyozaemon.

So với đũa Trung Quốc hay Việt Nam, đũa Nhật Bản ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Đũa có đầu nhọn, thường làm từ gỗ sơn mài, được trang trí với nhiều họa tiết vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Thiết kế này có được là bởi vì trong bữa ăn của người Nhật thường có các món như hải sản, cá, cơm nắm,… là các món ăn khá mềm và dễ bị nát. Việc đầu đũa được vót nhỏ sẽ giúp việc gắp thức ăn tiện hơn. Đặc biệt, đũa Nhật thường được phân biệt bằng màu sắc. Phụ nữ thường dùng đũa màu đỏ tươi trong khi đũa đàn ông thường là màu đen, bởi vậy người Nhật thường dùng một bộ đũa gồm hai đôi, một màu đen, một màu đỏ làm quà cưới cho những đôi vợ chồng trẻ.

Quy tắc dùng đũa của người Nhật 

Cũng như hầu hết các nước phương Đông khác, người Nhật cũng có những quy tắc riêng trên bàn ăn, đặc biệt là đối với đôi đũa. Cùng tìm hiểu xem những điều này có gì tương đồng và khác biệt đối với cách dùng đũa trong văn hoá ẩm thực Việt Nam chúng ta nhé!

đũa nhậtĐũa Nhật.

Điều đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng, chính là hãy sử dụng gác đũa (hay còn gọi là hashioki trong tiếng Nhật) để thể hiện sự tôn trọng chính đôi đũa. Khi dùng bữa, các nhà hàng Nhật sẽ bày biện đồ gác đũa cùng với bộ bát đĩa. Hãy nhẹ nhàng đặt đũa lên hashioki khi không dùng đến. Tuy nhiên trong trường hợp nhà hàng không phục vụ đồ gác đũa, hãy cố gắng để đũa thật ngay ngắn tại bàn mình. Luôn nhớ đặt đũa nằm ngang vì kể cả khi không dùng đến, việc để đũa chỉ vào ai đó vẫn bị coi là hành vi thất lễ.

đũa nhậtHình ảnh bởi Max Griss.

Bên cạnh đó, văn hoá ẩm thực Nhật Bản cũng có những điều không được làm khi sử dụng đũa như sau:

  • Không dựng thẳng đũa cắm vào bát cơm. Người Nhật chỉ làm hành động này khi cúng cơm cho người đã khuất, vì thế đừng bao giờ cắm đũa vào bát. Nhiều người còn cho rằng làm như thế này sẽ đem lại vận xui cho chính người thực hiện.
  • Không dùng đũa chọc thức ăn. Việc này được coi là vô cùng thất lễ. Đũa luôn luôn phải dùng hai chiếc với nhau. 
  • Không đặt đũa ngang trên chén. Đặt đũa ngang trên bát trong khi bát vẫn còn thức ăn có nghĩa là bạn không muốn ăn nữa và nhiều đầu bếp có thể cảm thấy bị xúc phạm. Vậy nên hãy cố gắng tận dụng đồ gác đũa nhé.
  • Không dùng đũa để gắp hay chuyền thức ăn. Người Nhật có tập tục dùng đũa để gắp chuyền xương cốt người chết để cho vào hũ xương cốt. Thế nên đừng bao giờ cầm đũa gắp chuyền thức ăn vì đây là điều tối kỵ trên bàn ăn của người Nhật.

Ngoài đũa gỗ, còn có các loại đũa Nhật khác không?

đũa nhậtĐũa tre. Hình ảnh bởi charlesdeluvio.

Ngoài gỗ, đũa Nhật bằng tre cũng là một loại vật liệu được người dân nơi đây ưa chuộng. Đũa tre nhẹ, dẻo dai cho nên rất khó gãy, ngay cả những loại đồ ăn cứng như bí ngô hay miếng lớn như khoai tây cũng có thể dễ dàng tách ra. Mặt khác, cấu tạo của tre bao gồm nhiều sợi dày đặc căng như dây đàn, có thể vót đầu đũa nhọn mà lúc cầm vẫn có cảm giác chắc tay. Hầu hết các thương hiệu đũa tre nội địa Nhật Bản đều được sản xuất mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý hóa học nào, vì vậy chúng rất được người dân tin tưởng lựa chọn.

đũa nhậtĐũa ngà voi.

Kể từ năm 1989, việc nhập khẩu đũa ngà voi vào Nhật bản đã bị cấm theo Công ước Washington. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm đũa ngà voi được phân phối tại Nhật Bản đều được nhập khẩu từ trước khi hiệp ước có hiệu lực. Đôi đũa bằng ngà voi được cho rằng là dụng cụ ăn uống thường được các hoàng đế Trung Quốc sử dụng, từ lâu đã trở thành một món đồ xa xỉ ngay cả đối với người Nhật. Đôi đũa này có màu vàng ngà đặc trưng, chất lượng cao cấp và có tuổi thọ lên đến cả đời người. 

Sở hữu những đôi đũa Nhật chất lượng cao bằng cách đặt hàng qua website hay fanpage Noritake Vietnam, hoặc ghé thăm những showroom ở địa chỉ dưới đây để có trải nghiệm chân thật nhất!