Màu đỏ trong đồ sứ - Đẹp đẽ hay độc hại?

Màu đỏ trong đồ sứ - Đẹp đẽ hay độc hại?

Nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng từ các vật dụng gốm sứ nhiều màu sắc là đề tài vẫn luôn được bàn luận trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách lựa chọn đồ dùng hợp lý trong bài viết sau đây.

Màu đỏ trong đồ sứ được sản xuất bằng chất gì?

Việc tạo màu cho men sứ, hay thậm chí vẽ họa tiết lên men sứ đòi hỏi phải được nung ở nhiệt độ cao để giữ được độ bền dài lâu. Những hóa chất thường được sử dụng để tạo màu cho men sứ có thể kể đến như Vanadi (V), Crom (Cr), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Coban (Co), Niken (Ni), Đồng (Cu), Selenium (Se) và Cadmium (Cd), trong đó selenium và cadmium là hai chất thường dùng để tạo màu đỏ tươi cho men sứ. 

Hình ảnh bởi Jessica Ruscello.

Một trong những ưu điểm nổi bật của màu đỏ từ cadmium là độ bền màu cao. Khi sử dụng trong nung chảy của gốm sứ, cadmium tạo ra sắc đỏ rực rỡ và ổn định, không bị phai màu qua thời gian. Khi pha cadmium với các nguyên liệu khác, người ta có thể điều chỉnh độ đậm nhạt của màu men, tạo ra các gam màu đỏ đậm, đỏ nhạt hoặc các biến thể khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn. Điều này làm cho hóa chất này trở thành lựa chọn lý tưởng cho công đoạn tạo ra các sản phẩm đồ sứ có màu sắc bền vững và đẹp mắt.

Hình ảnh bởi Francisco Fernandes.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng cadmium có thể mang lại những rủi ro cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Đặc biệt, người lao động trong ngành sản xuất đồ sứ và người tiêu thụ sử dụng các sản phẩm chứa màu đỏ cadmium đều có nguy cơ bị nhiễm độc cao. Được xếp vào hàng kim loại nặng, cadmium có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như làm tổn thương thận, giảm chức năng gan và ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.

Có phải tất cả đồ sứ màu đỏ đều có hại?

Dù vậy, nếu xét về mức độ ảnh hưởng, môi trường mới là điều cần quan tâm khi các cơ sở sản xuất sứ sử dụng cadmium. Khi các sản phẩm chứa cadmium bị loại bỏ và xử lý không đúng quy trình, loại kim loại nặng này có thể len vào đất và nước, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường. Do sự tích tụ dài hạn của cadmium trong đất, nước sinh hoạt và thực phẩm, các sinh vật và con người sống trong môi trường này phải đối mặt với rủi ro độc hại từ kim loại nặng này.

Gốm sứ không tráng men. Hình ảnh bởi Manki Kim.

Mặt khác, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc trước những sản phẩm sành, gốm không tráng men có sử dụng màu đỏ cadmium. Bởi vì không có lớp men bảo vệ bên ngoài, tốc độ thôi nhiễm kim loại nặng của các mặt hàng này có thể diễn biến nhanh chóng từ 1 đến 2 tháng khi dùng với các loại thực phẩm chua có độ pH thấp như dưa muối, nước tương; thậm chí tốc độ này còn có thể nhanh hơn nếu như là sản phẩm dùng để đun nấu(*). Ngược lại, người sử dụng những sản phẩm sứ chứa màu đỏ cadmium lại có nguy cơ nhiễm độc thấp hơn. Lý do là bởi vì những nhà sản xuất sứ đã tráng men nhiều lần bề mặt sản phẩm, khiến cho các kim loại nặng không ảnh hưởng nhiều trong thời gian sử dụng.

Sứ.

Tuy mức độ rủi ro nhiễm độc khá thấp, thế nhưng nhà sản xuất sứ lâu đời Noritake vẫn muốn hạ tỉ lệ kim loại nặng có trong sản phẩm của mình thấp nhất có thể. Với quyết tâm này, họ đã nghiên cứu và tìm ra một loại màu vẽ men sứ mới, không chứa selenium và cadmium để tạo nên một “sắc đỏ an toàn” cho tất cả các sản phẩm đồ sứ Noritake. Quả thật, với hàm lượng 0% kim loại nặng được tìm thấy trong sản phẩm, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sứ Noritake cho bữa ăn gia đình.  

(*) Theo “Nghiên cứu thôi nhiễm cadimi, chì và mangan từ bình gốm không tráng men vào nước dưa muối và nước tương” được đăng ở tạp chí “Vietnam Journal of Catalysis and Adsorption” - số thứ 3 năm 2021. 

Một số bộ sưu tập sử dụng tông đỏ của Noritake

Rosa Rossa

Trong tiếng Ý, “Rosa Rossa” có nghĩa là “hoa hồng đỏ”. Sử dụng màu vẽ men độc đáo không chứa kim loại nặng cùng quyết tâm mang đến sự “an toàn và an tâm” đến cho người tiêu dùng, Noritake đã thể hiện những cánh hồng đỏ tuyệt sắc, biểu tượng cho tình yêu và đam mê mãnh liệt trên nền sứ thượng hạng.

Aidan Gold.

Aidan Gold có đường viền bện gợi nhớ đến đồ trang sức cao cấp, kết hợp cùng sự trình bày tinh tế của các chấm men nổi trên nền sứ đỏ tươi mịn màng. Nhấn nhá bằng kỹ thuật mạ vàng 23K tinh tế, Aidan Gold mang đến sự sang trọng và quyền lực cho bất kỳ không gian nào nó được hiện hữu.

Crochet.

Bộ đôi màu sắc trắng đỏ kết hợp cùng viền vàng 23K sang trọng, tạo hiệu ứng đầy rực rỡ thu hút mọi ánh nhìn. Với hoạ tiết tam giác Uroko đậm chất Nhật Bản mang ý nghĩa may mắn và điều tốt lành, Crochet là lời chúc chân thành cho các vị chủ sở hữu.

Ake Komon

Người Nhật cổ đại ưa chuộng màu đỏ son - sắc màu mang hình ảnh vầng dương sáng chói và ngọn lửa biểu tượng cho sự sống. Cùng sự gắn bó chặt chẽ với tính tâm linh có từ thuở xa xưa này của họ, Noritake đã mang “ake - 朱” vào tuyệt tác sứ xương Ake Komon, tạo nên bộ tách trà mang đậm màu sắc của đất nước mặt trời mọc.

Hanakinsai Yuri

Nền đỏ rực bao trùm khắp bề mặt sứ cùng kỹ thuật vẽ tay mạ vàng tài ba của các nghệ nhân làng Noritake đã tái hiện hơi thở huy hoàng của nghệ thuật Art Nouveau trong Hanakinsai Yuri. Chính sự tỉ mỉ và phức tạp trong việc chế tác đã khiến Hanakinsai Yuri được giới sưu tầm sứ công nhận là một chế tác nghệ thuật bậc thầy xứng đáng để săn lùng, sở hữu. 

Trefolio HC

Cùng với màu xanh lá, sắc đỏ nhộn nhịp của mùa lễ hội được thêm vào khiến bộ sưu tập Trefolio Holiday Christmas trở thành món quà Giáng sinh được yêu thích.

Atehaka

Chiếc cốc Atehaka là sự tái sinh đầy tính đương đại của họa tiết nhỏ (komon) truyền thống từ thời Nhật Bản cổ đại. Kết hợp với hai tông màu đỏ vàng hiện đại, dễ dàng sử dụng trong lối sống hiện nay cùng với ý nghĩa tốt lành của các hoa văn khiến Atehaka trở thành món quà lưu niệm ý nghĩa.

Chúng ta có thể thấy được không phải tất cả sản phẩm gốm sứ có màu đỏ nào cũng độc hại, tuy nhiên người tiêu dùng cũng nên cẩn trọng trong việc mua hàng. Hãy có những lựa chọn khéo léo để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cả gia đình bạn nhé!